Xu hướng trồng cây phong thủy ngày càng phổ biến, nhằm xua đi những điềm xấu và đem đến những điều thuận lợi, may mắn trong cuộc sống, thuận lợi, thăng tiến trong công việc. Việc trồng các loại cây cảnh trong nhà ngoài tác dụng thanh lọc không khí, là vật trang trí cho căn nhà, giá sách, bàn làm việc. Mỗi loại cây cũng đều mang ý nghĩa phong thủy giúp cho gia chủ có nhiều may mắn và thuận lợi hơn. Vì vậy việc chọn cây theo mệnh cũng được rất nhiều người quan tâm.
Qua bài viết này ListAZ sẽ cùng các bạn tìm hiểu, Mệnh thủy trồng cây gì và gợi ý 10 loại cây hợp mệnh thủy.
1. Đôi Nét Về Người Mệnh Thủy
Tính cách của người mệnh Thủy của người mệnh Thủy có 2 mặt đối lập cũng giống như giòng nước. Khi tích cực Thủy nuôi dưỡng, bao bọc giúp vạn vật sinh sôi nảy nở, những khi tiêu cực Thủy sẽ làm bào mòn, nhấn chìm hoặc thậm chí là cuốn trôi đi mọi thứ.
Người mệnh Thủy thường khéo léo trong giao tiếp, họ có khả năng ngoại giao và thuyết phục người khác rất tốt. Cũng giống như dòng nước lúc chảy nhẹ nhàng êm ái, mặt nước êm ái và uốn lượn nhẹ nhàng. Ngược lai có những lúc người mệnh Thủy lại rất mạnh mẽ, dữ dội giống như dòng nước lũ chảy cuồn cuộn và ào ạt.
Người mệnh Thủy cũng được phân thành hai loại, loại nước chảy và nước tĩnh. Đối với những người mang tính cách của nước chảy họ thường rất nặng động và tràn đầy sức sống và luôn bận rộn. Loại còn lại là nước tĩnh những người này lại thích cuộc sống an nhàn, họ tương đối bình tĩnh và sẽ không lựa chọn việc đối đầu hay tranh cãi.
Mặc dù vậy bản chất của nước là không hề đứng yên và luôn chuyển động. Chính vì vậy người mệnh thủy dù ưa an nhàn đến đâu, họ cũng sẽ luôn cố gắng hết mình với những mục tiêu đã đặt ra. Do vậy những người khác rất ít khi nắm bắt được hay định đoán được Thủy.
Một nhược điểm rất lớn của người mệnh Thủy là tính cả thèm chóng chán, họ rất dễ thay đổi. Có những lúc Thủy sẽ bỏ việc giữ chừng và rẽ sang một hướng khác. Chính vì tính cả thèm chóng chán sự nghiệp công danh của người mệnh Thủy thường không được bền vững.
2. Năm Sinh Của Người Mệnh Thủy
- Bính Tý – 1936, 1996
- Quý Tỵ – 1953, 2013
- Nhâm Tuất – 1982, 1922
- Đinh Sửu – 1937, 1997
- Bính Ngọ – 1966, 2026
- Quý Hợi – 1983, 1923
- Giáp Thân – 1944, 2004
- Đinh Mùi – 1967, 2027
- Ất Dậu – 1945, 2005
- Giáp Dần – 1974, 2034
- Nhâm Thìn – 1952, 2012
- Ất Mão – 1975, 2035
3. Người Mệnh Thủy Hợp Cây Gì?
Các loại cây hợp mệnh Thủy thường là những loại cây có thân, là hoa hoặc chậu màu xanh thẫm, xanh dương, màu trắng, màu đen (màu bản mênh), màu xám, màu ghi (màu tương sinh do Kim sinh Thủy). Những loại cây có màu này sẽ đem đến nhiều may mắn cho gia chủ, tài vận hanh thông. Đồng thời khi trồng những cây hợp mệnh Thủy sẽ đem đến nhiều điềm lành hơn cho người mệnh Thủy.
Trong ngũ hành, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa vậy nên những cây có màu nâu, màu vàng, màu đỏ, người mệnh Thủy nên tránh không trồng. Một số loại cây điển hình có thể kể đến như: Lưỡi Hổ Vàng, Sen Đá Nâu, Trầu Bà Vàng, Lan Hồ Điệp Vàng, Cô Tòng Lá Đốm,…. Những loại cây này nếu người mệnh Thủy trồng sẽ làm tài vận đi xuống, lo âu, căng thẳng, công việc cũng có thể theo đó mà đi xuống.
3.1. Cây Kim Tiền
Cây Kim Tiền còn được gọi với cái tên khác là cây Kim Phát tài. Là một loại cây rễ chùm, mọc thành khóm, xanh tốt quanh năm, cây Kim Tiền có tuổi thọ cao. Thân cây mọng nước, to khỏe, thân dưới phình to. Bởi vẻ ngoài mật mỡ, cây có sức phát triển tốt và dễ chăm sóc.
Vậy nên người ta tin rằng khi trồng loại cây này sẽ đem đến sự thịnh vượng, tiền tài và may mắn. Cây Kim Tiền thường sẽ được chọn trồng ở ở phòng khách hoặc ở sảnh Công ty, khách sạn, quầy thu ngân để có thể thu hút tài lộc. Cây Kim tiền cũng được nhiều người lựa chọn để làm quà tặng trong những dịp như lễ Tết hoặc khai trương, thăng chức…
Cách chăm sóc: Loại cây hợp mệnh Thủy này rất dễ chăm sóc, có thể sống tốt được ở trong điều kiện ánh sáng yếu, tuy nhiên thỉnh thoảng bạn cũng cho cây phơi nắng một chút để cây được xanh tốt hơn. Đây không phải loại cây ưa nhiều nước nên chỉ cần 2-3 ngày tưới 1 lần. Đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt sẽ giúp cây phát triển tốt.
3.2. Cây Lan Ý
Cây Lan Ý có tên khác là Huệ Hòa Bình, được biết nhiều đến với khả năng lọc không khí tuyệt vời, nhờ khả năng loại bỏ được các chất độc hại trong không khí như: xylen, benzen, formaldehyde, trichloroethylene và toluen. Loại cây này có lá màu xanh thẫm và hoa màu trắng rất đẹp, thích hợp để trang trí trong phòng khách hoặc trên bàn làm việc. Loại cây này có thể trồng được trong đất bình thường hoặc trồng thủy sinh tùy thuộc vào sở thích của bạn. Vì thế đây là loại cây hợp mệnh Thuỷ được nhiều người yêu thích nhất.
Theo các chuyên gia phong thủy, loài cây này có sự hòa hợp giữa lá và hoa, gia chủ khi trồng loại cây này sẽ giúp cho người trồng giải tỏa được xung khắc, mẫu thuẫn. Chủ nhân sẽ có cuộc sống yên vui, hài hòa. Ngoài ra dáng bông hoa trắng vươn lên thanh tao cũng đem đến nhiều may mắn cho gia chủ.
Cách chăm sóc: Là loại cây ưa nước nên bạn cần tưới cây thường xuyên 1-2 ngày/ lần. 1-2 tuần bạn cũng nên cho cây ra ngoài nắng để cây được quang hợp tự nhiên. Nếu bạn trồng cây thủy sinh cần thay nước 2 lần/ tuần và mỗi lần thay nước nhỏ 4-5 giọt dung dịch thủy sinh để cây phát triển tốt.
3.3. Cây Lan Chi
Cây Lan Chi còn có tên gọi khác là cây Dây Nhện, là loại cây thân cỏ. Điểm đặc biệt ở cây này là có rất nhiều lá mọc xòe và rủ ra. Cây trồng càng lâu sẽ càng mọc nhiều lá con, trồng lâu dần sẽ phát triển thành một khóm lớn. Theo nghiên cứu loại cây này có khả năng loại bỏ được xylene, benzen, CO, formaldehyde trong không khí, ngoài ra đây cũng là một cây thuốc, bạn có thể dùng thân cây giã nhuyễn để chữa lành các vết thương hở.
Loại cây hợp mệnh Thủy này tượng trưng cho sự may mắn, an lành. Bên cạnh đó khi trồng cây này trong nhà, hoặc đặt lên bàn làm việc. Đặc biệt là người mệnh Thủy sẽ có những mối quan hệ tốt hơn và sự thăng tiến trong công việc.
Cách chăm sóc: Cây Lan Chi là loại ưa nước, bạn cần tưới cho cây 2 – 3 ngày/lần. Cho cây phơi nắng 1-2 tuần/ lần. Nếu trông thủy sinh bạn thay nước cho cây 2 tuần/ lần mối lần thay nước nhr 4-5 giọt dung dịch thủy sinh cho cây được phát triển tốt.
Lưu Ý: Đối với cách trồng thủy sinh bạn chỉ đổ nước ngập đến 1/3 rễ cây để tránh cây bị úng.
3.4. Cây Lưỡi Hổ
Ngoài là cây phong thủy hợp mệnh Thủy, cây Lưỡi Hổ còn được mệnh danh là Vua trong các loại cây lọc không khí. Vào ban đêm cây hấp thụ cacbonic và nhà ra oxi rất tốt. Bên cạnh đó cây còn có khả năng lọc được từ tính do các thiết bị điện tử phát ra.
Cây Lưỡi Hổ rất dễ trồng và chăm sóc nên rất được ưa chuộng trồng trong nhà và văn phòng làm việc. Cây Lưỡi Hổ có lá to bản dẹp, dày và mọng nước, là cây mục thẳng từ gốc lên. Bên trong lá có màu xanh thẫm, viền ngoài màu vàng. Loại cây này được trồng nhiều để xua đuổi tà khí, mang đến sự may mắn và sức khỏe cho người trồng.
Cách chăm sóc: Là loại cây không ưa nước, bạn chỉ nên tưới cây 5-7 ngày/ lần. 1-2 tuần/lần bạn cho cây ra phơi nắng để có thể được quang hợp tự nhiên, giúp là cây xanh mượt hơn.
3.5. Cây Ngọc Ngân
Cây Ngọc Ngân có tên gọi khác là cây Valenine hoặc cây Cung Điện Vàng, có tên khoa học là Dieffenbachia Picta. Là loại cây thuộc họ Ráy (Araceae). Loại cây này có ngoại hình khá nổi bật, thu hút được mọi người ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Lá cây màu xanh thâm và màu trắng đan xen đẹp mắt. Cây Ngọc Ngân thích hợp để trang trí trong văn phòng, bàn làm việc và quán café.
Cách chăm sóc: Cây Ngọc Ngân là loại ưa nước, bạn cần tưới cho cây 2 – 3 ngày/lần. Cho cây phơi nắng 1-2 tuần/ lần. Nếu trông thủy sinh bạn thay nước cho cây 2 tuần/ lần mối lần thay nước nhr 4-5 giọt dung dịch thủy sinh cho cây được phát triển tốt.
Lưu Ý: Đối với cách trồng thủy sinh bạn chỉ đổ nước ngập đến 1/3 rễ cây để tránh cây bị úng.
3.6. Cây Tùng Bồng Lai
Cây Tùng Bồng Lai là loại cây hợp mệnh thủy, cây bản địa thuộc vùng California, Mỹ. Loại cây này có sức sống khá mãnh liệt có thể thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Cây Tùng Bồng Lai trong phong thủy mang ý nghĩa đem đến nhiều sức khỏe, thịnh vượng, tài lộc, giúp gia chủ giữ tiền và giữ của. Đặc biệt với người tuổi mệnh Thủy, trồng loại cây này như có được quý nhân phù trợ, làm ăn phát tài…
Cách chăm sóc: Cây Tùng Bồng Lai có thể sống trong điều kiện ánh sáng yếu, thích hợp trồng trong nhà và không cần nhiều anh sáng. Loại cây này ưa nước trung bình, tưới nước 3-4 ngày/ lần.
3.7. Cây Thủy Tùng
Cây Thủy Tùng là loại cây thân mảnh, cây bụi nhỏ. Ở Việt Nam hiện nay được trồng rất nhiều. Loại cây này được nhiều người lựa chọn làm cây để bàn, không chỉ đẹp ở hình thức, cái tên mà ý nghĩa của loại cây này cũng rất đẹp.
Cây Thủy Tùng, cây hợp mệnh thủy có lá màu xanh biếc tràn đầy sức sống, khi đặt trong phòng sẽ giúp không gian của bạn trở nên xanh mát hơn. Có thể dùng cây Thủy Tùng để trang trí trên bàn làm việc, phòng khác… Hoặc cũng có thẻ dùng để làm quà tặng cũng rất ý nghĩa.
Cách chăm sóc: Cây Thủy Tùng ưa ẩm, cần tưới 2 – 3 ngày/lần (Nếu độ ẩm trong không khí thấp có thể tưới hàng ngày). Thỉnh thoảng 1 – 2 tuần cho cây ra ngoài ánh sáng để cây được quang hợp tự nhiên. Nếu bạn trồng thuỷ sinh chỉ cần thay nước 2 tuần/lần và nhỏ thêm từ 5 – 6 giọt dung dịch thuỷ sinh để cây phát triển tốt (lưu ý chỉ đổ nước ngập 1/3 rễ để cây nếu trồng thủy sinh, để cây phát triển tốt tránh bị úng).
3.8. Cây Tùng La Hán
Cây Tùng La Hán còn có tên gọi khác là Vạn Tùng Niên.Có nguồn gốc từ Nhật Bản, loại cây này rất dễ trồng và chăm sóc, Tùng La Hán ưa ẩm có thể sinh trưởng tốt mà không cần đến nhiều anh sáng. Theo quan niệm của người Nhật, đây là loại cây có linh khí có thể sống được ngàn năm tuổi giúp trừ tà và cản gió độc. Loại cây hợp mệnh Thuỷ này có là màu xanh đậm rất hợp với người mệnh Thủy.
Cách chăm sóc: Tùng La Hán là cây ưa nước, có thể trồng thuỷ sinh, hoặc trồng trong đất bình thường. Tưới cây 2 – 3 ngày/lần. Dù có thể sinh trưởng và phát triển ở điều kiện thiếu anh sáng, nhưng thỉnh thoảng 1 – 2 tuần bạn nên đưa cây ra ngoài ánh nắng để cây được quang hợp tự nhiên. Nếu trông thủy sinh bạn thay nước cho cây 2 tuần/ lần mối lần thay nước nhr 4-5 giọt dung dịch thủy sinh cho cây được phát triển tốt.
3.9. Cây Bạch Mã Hoàng Tử
Cây Bạch Mã Hoàng Tử là cây có thân cây màu trắng ngà, chỉ to gần bằng chiếc đũa, cây mọc theo khóm. Mỗi khóm có nhiều nhánh nhỏ. Có tán rộng, là cây to và xòe ra xung quanh. Điểm dễ nhận biết ở cây này là phần lá cây rất bóng, gân ở giữa to và có màu trắng xanh và tỏa ra các gân nhỏ ở hai bên. Cây hợp mệnh Thủy này tượng trưng cho sự may mắn, được rất nhiều người sửu dụng để làm quà tặng trong các dịp đặc biệt như lên chức, khai trương,,…
Trong phong thủy, loại cây hợp mệnh Thuỷ này được miêu tả là mang theo nét hoàng gia, quý tộc từ hình dáng cho đến cái tên. Khi có ai đó tặng bạn cây này có nghĩa là họ mong muốn bạn vui vẻ trong cuộc sống và sự nghiệp công danh của bạn gặp nhiều may mắn. Loại cây này đặc biệt hợp với nam giới vì tượng trưng cho sự nam tính, mạnh mẽ.
Cách chăm sóc: Là loại cây ưa ẩm nên tưới 2-3 ngày/lần. Khi trồng nên chọn loại đất tơi xốp để cây có thể phát triển.
3.10. Cây Phát Tài Phát Lộc
Đặc trưng của hình dáng cây Phát Tài Phát Lộc là có phần lá tập trung ở đỉnh của thân cùng với hình dạng của lá tỏa tròn đều dần về phía trên. Loại cây này cũng được xem là lựa chọn phù hợp cho những ai đang băn khoăn cây hợp mệnh Thủy nên trồng loại nào?
Đúng như với cái tên của mình, loài cây này được xem là đem đến nhiều tài lộc cho gia chủ, Bên cạnh đó cũng giúp cho gia chủ được thăng tiến trong công việc, gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào.
Cách chăm sóc: cây Phát Tài Phát Lộc là cây ưa nước, có thể trồng thuỷ sinh, hoặc trồng trong đất bình thường. Tưới cây 2 – 3 ngày/lần. Dù có thể sinh trưởng và phát triển ở điều kiện thiếu anh sáng, nhưng thỉnh thoảng 1 – 2 tuần bạn nên đưa cây ra ngoài ánh nắng để cây được quang hợp tự nhiên. Nếu trông thủy sinh bạn thay nước cho cây 2 tuần/ lần mối lần thay nước nhỏ 4-5 giọt dung dịch thủy sinh cho cây được phát triển tốt.
Xem thêm các bài viết liên quan: